Cán bộ giáo viên trong trường tham gia xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm
Thực hiện kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25/1/2017 của Bộ giáo dục và đào tạo, kế hoạch số 106/KH-PGDĐ ngày 28/2/2017 của phòng GD&ĐT triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020; Ngay từ giai đoạn đầu, đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và triển khai đến 100% CBGVNV.
Nhà trường đã tập trung xây dựng môi trường vật chất (bao gồm môi trường trong và ngoài lớp học) an toàn, thẩm mỹ, hấp dẫn trẻ: Làm mới mái che đồ chơi ngoài trời, sơn sửa đồ chơi, chậu hoa, cải tạo khu vui chơi thu nhỏ ngoài trời, trồng hoa cây cảnh… Và môi trường xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với những người xung quanh… Tạo cơ hội tốt để trẻ hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức và kỹ năng xã hội.
Giáo viên nhà trường luôn chú trọng việc tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người và với những hiện tượng gần gũi. Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên luôn nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Việc xây dựng môi trường an toàn, sạch sẽ, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp, ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo.