CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG GIÁO DỤC STEAM TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MƠ.

Thứ ba - 26/12/2023 23:16
                                                   CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG GIÁO DỤC STEAM
TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MƠ.
Việc ứng dụng phương pháp giáo dục quốc tế trong thực hiện chương trình GDMN là đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động học cho trẻ, nên phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục; nội dung giáo dục; khả năng nhận thức và kĩ năng của trẻ; năng lực của giáo viên; phù hợp với khả năng chỉ đạo của người quản lý và khả thi trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.
Giáo dục STEAM phù hợp với đặc điểm nhận thức cảm tính, tư duy trực quan của trẻ Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan, trẻ chỉ nhận thức được sự vật khi được tri giác chúng với tất cả các giác quan của mình. Trẻ không học được những kiến thức hàn lâm qua giảng giải và tưởng tưởng mà trẻ học về những vấn đề cụ thể diễn ra ngay trong chính cuộc sống hàng ngày qua thực hành trải nghiệm. Nhờ được thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, thử - sai nên trẻ có thể rút ra bài học và ghi nhớ một cách sâu sắc. Vì thế, mỗi kiến thức hay kỹ năng sẽ trở nên có nghĩa với trẻ khi bài học đó gắn với việc tạo ra một sản phẩm cụ thể và hữu ích.
Giáo dục STEAM không yêu cầu đầu tư cơ sở vật chất tốn kém. Không cần mua các học liệu đắt tiền theo bộ như một số chương trình/phương pháp giáo dục khác. Phù hợp với quan điểm thực hiện chương trình GDMN Việt Nam (giáo dục tích hợp, giáo dục liên thông, giáo dục qua thực hành trải nghiệm, lấy trẻ làm trung tâm…) Có thể chia thành các mức độ áp dụng phù hợp với định hướng của nhà trường (theo chủ đề/dự án STEAM hoặc theo bài/hoạt động STEAM đơn lẻ) đó là lý do Steam được lựa chọn, ứng dụng rộng rãi hơn cả.
Trong CTGDMN,  ứng dụng GD STEAM có hai hoạt động GD chiếm ưu thế  đó là: Hoạt động khám phá khoa học, lấy giáo dục khoa học là trọng tâm và linh hoạt lồng ghép quy trình thiết kế kĩ thuật, sử dụng công nghệ, toán học, nghệ thuật cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cũng như nhận thức hứng thú của trẻ ở từng độ tuổi (5E). Hoạt động tạo hình (EDP), lấy giáo dục kĩ thuật (thiết kế, chế tạo) làm cốt lõi và lồng ghép linh hoạt yếu tố khoa học, toán học, công nghệ, nghệ thuật để bổ trợ cho phù hợp, đạt được mục tiêu GD đặt ra một cách hiệu quả.
Thực hiện kế hoạch số 149/KH-MNHM, ngày 31/8/2023 của trường mầm non Hoa Mơ kế hoạch chuyên môn trường năm học 2023-2024. Sáng ngày 27/12/2023 trường mầm non Hoa Mơ tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp tiếp cận giáo dục STEAM trong hoạt động tạo hình và hoạt động khám phá khoa học với sự tham gia của CBGV cốt cán trong đơn vị.
Trong quy trình khám phá khoa học theo 5E, trẻ trải nghiệm, khám phá, thử các ý tưởng mới, thử các phương án mới và thảo luận với bạn trong hoạt động những hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về tính chất, thành phần và công dụng của sữa, nước rửa bát, màu thực phẩm, trẻ được tham gia làm thí nghiệm với sữa… và điều tra thực tế có kế hoạch dưới sự hướng dẫn của giáo viên “ghi lại” các kết quả quan sát và ý tưởng bằng cách  “viết”, sử dụng hình ảnh minh họa. Quan sát và lắng nghe trẻ tương tác, dành thời gian cho trẻ cố gắng tự giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi để đổi hướng “cuộc điều tra” của trẻ. Hoạt động giáo dục STEAM thực hiện theo Quy trình thiết kế kĩ thuật (EDP), trẻ được tưởng tượng, lên kế hoạch (vẽ sơ đồ thiết kế, vật liệu), giáo viên “ghi lại” ý tưởng thiết kế, trẻ được trải nghiệm làm những nhà thiết kế nhí thông minh sáng tạo, làm ra các sản phẩm từ những nguyên vật liệu thiên nhiên như thiết kế ống nhòm, lắp ráp tạo ra chiếc ống nhòm…
Thông qua các hoạt động đã giúp trẻ có được kỹ năng làm việc nhóm, tính kỷ luật cao, tạo điều kiện cho trẻ đoàn kết với bạn cùng nhau hoàn thành những công việc chung. Trẻ rất hứng thú và tham gia tích cực các hoạt động trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Qua mỗi hoạt động trẻ từng bước học tập được những kỹ năng cần thiết cho bản thân.
Sau khi dự các hoạt động, giáo viên tích cực tham gia chia sẻ, thảo luận. Tập trung vào cách thức, các bước áp dụng thực hiện quy trình 5E, EDP sao cho hiệu quả… Thống nhất hình thức thiết kế, mô hình ứng dụng STEAM, hoà hợp với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, với bối cảnh địa phương nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN và chất lượng đội ngũ.
Với mong muốn tạo được nhiều cơ hội cho trẻ được phát triển các năng lực thông qua trải nghiệm với sự thiết kế hoạt động và tạo dựng môi trường học tập cho trẻ của giáo viên và các lực lượng phối hợp. Lan tỏa ứng dụng giáo dục STEAM trong các đơn vị phù hợp với thực tiễn để tạo cơ hội phát triển toàn diện cho trẻ em trong giai đoạn quan trọng của nhận thức và phát triển.
                                                        Một số hình ảnh của buổi sinh hoạt chuyên đề

 

Nguồn tin: Trường mn Hoa Mơ. TP Điện Biên Phủ

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG MẦM NON HOA MƠ
Đ/c: Bản Noong Chứn, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ
Điện thoại: (0215) 3926 008 - Email: truongmnhoamo@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây