MẦM NON HOA MƠ VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC STEAM CHO TRẺ MẪU GIÁO
Phương pháp giáo dục STEAM đang trở thành phương pháp giáo dục được nhiều trường học quan tâm, đặc biệt là ở độ tuổi mầm non, trẻ từ 3 - 6 tuổi là giai đoạn vàng để các bé phát triển toàn diện các giác quan. Giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đem đến cho các bé sự trải nghiệm kiến thức cực kỳ lý thú thông qua các hoạt động thực hành nhóm. Các bé khi được học và tham gia vào các hoạt động STEAM sẽ trở nên tập trung, hăng hái và khơi gợi được sự sáng tạo của các bé. Tại tiết học theo phương pháp STEAM cho trẻ mầm non tại lớp 4-5 tuổi của trường Mầm non Hoa Mơ trẻ được tiếp thu kiến thức bằng trải nghiệm trực quan, tham gia thực hành và tự tay tạo ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Cách học này đã kích thích trí tò mò, khơi gợi trí tưởng tượng, sự sáng tạo và hứng thú khám phá ở trẻ. Giáo viên không chỉ đơn thuần là người giảng dạy, mà còn là người hỗ trợ trẻ học tập các kỹ năng. Phương pháp STEAM là phương pháp giảng dạy tích hợp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng liên quan đến 5 lĩnh vực là Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) cho học sinh mầm non. Nói cách khách, phương pháp STEAM là sự kết hợp giữa phát triển kỹ năng nghệ thuật Art với phương pháp STEM.. Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, trường mầm non Hoa Mơ đã triển khai và dần áp dụng phương pháp giáo dục STEAM trong chương trình giáo dục mầm non với mục tiêu nhằm tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Ngay từ những ngày đầu năm học các giáo viên của trường đã tích cực tìm tòi, sáng tạo trong việc sưu tập các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế phục vụ cho việc xây dựng môi trường vận dụng cho trẻ trải nghiệm các dự án mà trẻ thực hiện, trong đó chú trọng tới việc hạn chế tối đa việc sử dụng mút xốp màu sắc lòe loẹt mà thay vào đó là sử dụng nguyên liệu tự nhiên như cành cây khô, quả khô, bìa caton, nút chai, tăm bông, hột hạt… màu sắc sử dụng trang trí đơn giản, bắt mắt, tạo sự sang trọng và không nhiều màu. Môi trường bên ngoài lớp học được thiết kế các khu trải nghiệm như chợ quê, Tiệm chà chanh, góc thư viện đảm bảo thẩm mỹ giúp trẻ có không gian trải nghiệm, tự nhiên, sáng tạo.
Để thực hiện có hiệu quả khi áp dụng phương pháp giáo dục STEAM, trường Mầm non Hoa Mơ đã xây dựng nội dung chương trình giáo dục nhà trường, đưa steam vào nội dung chương trình tích hợp của từng khối lớp với các dự án cụ thể, gần gũi, thiết thực ở các chủ đề trong năm học, thu hút niềm say mê sáng tạo của trẻ. Các bài giảng được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm, phát triển dần nội dung theo mức độ tư duy và kỹ năng của trẻ từng độ tuổi. Trong từng nội dung, giáo viên đưa ra vấn đề để trẻ khám phá, tìm hiểu các nguyên lý khoa học đơn giản và hướng trẻ đến việc thiết kế, chế tạo ra một sản phẩm mới có tính ứng dụng trong cuộc sống. Những trải nghiệm thú vị, những trải nghiệm khiến trẻ vô cùng hứng thú, giúp các bé lĩnh hội tri thức và rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, sự mạnh dạn, tự tin cũng như kỹ năng hoạt động nhóm...
Sau các hoạt động trẻ đã biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống. Ví dụ : Trong hoạt động trải nghiệm làm bánh trẻ đã biết vận dụng làm những chiếc bánh trôi nhỏ nhắn xinh đẹp mang về tặng bà,mẹ nhân ngày 8/3,đồng thời giúp trẻ học hỏi cũng như biết về nét văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. tại lớp 4-5 tuổi các cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động “Bé nhặt rau” nhằm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng, khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin, giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ. Trong hoạt động học tạo hình sáng tạo của trẻ lớp MG lớn 5 tuổi trẻ Tham gia hoạt động tạo hình, trẻ được làm quen, tiếp xúc các nguyên vật liệu bút mầu,giáy bìa,đất nặn, các loại lá cây…. để tạo ra sản phẩm theo gợi ý của giáo viên và sự sáng tạo của bản thân trẻ để làm ra những bức tranh bằng đẹp và ngộ nghĩnh . Trong các hoạt động chơi ngoài trời giáo viên thể sử dụng các đồ dùng tái chế như: chai lọ, vỏ hộp, ống hút, dây buộc các loại, túi giấy bóng, lá... để làm nguồn nguyên vật liệu cho trẻ tham gia vào các hoạt động sáng tạo và tạo các sản phẩm như vễ lên bìa cát tông,trên giấy bóng,làm những chiếc chong chóng tre…...
Điều này tạo môi trường với những học liệu không quá đắt nhưng trẻ vẫn học được nhiều thứ vô giá. Bằng các đề tài lồng ghép vào các chủ đề trong năm học tôi tin rằng các bé học sinh sẽ có những trải nghiệm hết sức thú vị, giúp cho các con có thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Trong thời gian sắp tới, nhà trường sẽ có sự chỉ đạo sát sao hơn để có nhiều hoạt động trải nghiệm dành cho các bé giúp các bé có thể tìm được nhiều niềm vui khi đến học tại trường. Có thể thấy, phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đem lại nền tảng tư duy vững chắc cũng như khơi gợi nhiều niềm đam mê học tập và khám phá thế giới của các bé.. Trẻ được thỏa sức chơi, học và thể hiện những kỹ năng và ý tưởng sáng tạo của mình trong từng hoạt động cụ thể. Nhờ đó, trẻ sẽ hào hứng và khám phá với việc học nhiều hơn. Đây thực sự là mô hình giáo dục mới, thiết lập môi trường học tập thoải mái và năng động dành cho trẻ trong trường mầm non. Một số hình ảnh trong các hoạt động steam.
Nguồn tin: Trường mầm non Hoa mơ. Thành Phố Điện Biên Phủ